Aug 28, 2017

Nhân danh bảo vệ người nghèo để không đánh thuế tài sản chính là bảo ...

Trong khi nhiều người còn băn khoăn với việc đánh thuế tài sản thì TS Phạm Sĩ Liêm cho rằng, cần sớm thực hiện Luật thuế tài sản để vừa tăng ngân sách, vừa đảm bảo công bằng.

Nhan danh bao ve nguoi ngheo de khong danh thue tai san chinh la bao ve nguoi giauThuế tài sản cũng là công cụ Nhà nước điều tiết thu nhập của người giàu để giúp đỡ người nghèo, đảm bảo công bằng xã hội

Theo TS Phạm Sĩ Liêm, ở các nước, sắc thuế chủ yếu đối với đất đô thị là thuế tài sản, mà ở nước ta gọi là thuế nhà đất. Việt Nam đã có pháp lệnh thuế nhà đất từ 1992, sửa đổi bổ sung năm 1994, nhưng trong thực tế chỉ mới thu thuế đất, chưa thu thuế nhà.

Chính phủ từng trình Quốc hội Dự thảo Luật thuế nhà đất nhưng không được thông qua, thay vào đó, năm 2010 Quốc hội ban hành Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, với thuế suất đánh theo giá m2 đất dựa vào mục đích sử dụng do cấp tỉnh quy đinh.

“Như vậy, sắc thuế này chưa hẳn là loại thuế đánh vào giá trị như thông lệ quốc tế.” – TS Liêm nhấn mạnh và cho biết, thuế tài sản tại các nước thường được xem là một loại thuế địa phương, là nguồn thu ổn định và quan trọng của ngân sách đô thị, chiếm tới 30% nguồn thu của những đô thị có nhiều hoạt động kinh doanh.

Theo TS Phạm Sĩ Liêm, nên thu thuế tài sản dựa trên giá trị của tài sản đó mà không cần phân biệt đó là tài sản thứ nhất, thứ hai hay thứ ba…, bởi rất khó phân biệt được nhà nào là nhà thứ nhất, nhà nào là nhà thứ hai, thứ ba… Cách đánh thuế tài sản từ căn nhà thứ hai không những không tránh được đầu cơ mà còn có thể làm ảnh hưởng đến thị trường bất động sản.

Để tránh đầu cơ, theo TS Liêm, nên đánh thuế cao hơn đối với những ngôi nhà để không, những dự án “treo” xây dang dở để chờ thị trường tăng giá. Còn những nhà đầu tư thứ cấp mua nhiều nhà để cho thuê thì không nên coi đó là đầu cơ.

TS Phạm Sĩ Liêm phân tích, ý nghĩa của thuế tài sản là người nộp thuế phải chi trả cho việc quản lý vận hành hệ thống hạ tầng và nhiều dịch vụ công không thu phí (như hè đường, cây xanh, chiếu sáng công cộng) đã góp phần làm nên giá trị cho tài sản, và cũng là công cụ Nhà nước điều tiết thu nhập của người giàu để giúp đỡ người nghèo, đảm bảo công bằng xã hội, tạo nguồn thu lớn cho ngân sách và cũng là để điều hoà thu nhập của các tầng lớp dân cư.

TS Phạm Sĩ Liêm cũng cho rằng, không phải ở nông thôn thì nhà nào cũng đáng được miễn thuế, nhất là các nhà mọc lên ven các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ, bởi nhà ở đó không khác bao nhiêu nhà trong đô thị,

“Nhân danh quyền lợi người nghèo để không nên đánh thuế nhà và chưa thu đủ phí dịch vụ hạ tầng thực ra là nhằm bảo vệ quyền lợi người giàu ở trong những ngôi nhà sang trọng, dùng nước máy thay cho bể bơi, rửa nhà, rửa xe, tưới vườn và tắm cho thú nuôi.” – TS Phạm Sĩ Liêm nhấn mạnh.

TS Phạm Sĩ Liêm cũng đưa ra một gợi ý, đó là tạo vốn dựa vào thuế tài sản cho các dự án đầu tư hạ tầng để giảm bớt chi ngân sách.

Theo phân tích của TS Liêm, khi có dự án phát triển hạ tầng, giá trị tài sản nhà đất trong khu vực xung quanh đó sẽ được tăng lên, kéo theo sự gia tăng của thuế tài sản.

Vì vậy, nên áp dụng phương án tài trợ dựa vào tăng thuế, tức là phương thức tạo vốn cho các dự án đầu tư hạ tầng bằng cách vay phần gia tăng của thuế tài sản trong tương lai nhờ có hạ tầng mới để tạm ứng vốn cho dự án.

Cụ thể, khi được chính quyền bảo lãnh thì chủ đầu tư dự án hạ tầng vay tiền ngân hàng để thực hiện dự án, rồi trả nợ dần bằng tiền thu hồi phần gia tăng của thuế tài sản trong một số năm tại khu vực chịu tác động của dự án. Đây chính là phương thức do Bang California khởi xướng năm 1952 nay đã được áp dụng rộng rãi tại các đô thị nhỏ và vừa ở Hoa Kỳ.

Tuệ Khanh

Đọc thêm

VietBao.vn


Nguồn:
Share:

0 nhận xét:

Post a Comment

tien te hoa web

Blog Archive